Ô nhiễm môi trường đất – mối hiểm họa vô hình của Trái Đất

Ô nhiễm môi trường đất đang là mối nguy hiểm mà mọi sinh vật sống trên Trái Đất trong những thập kỉ gần đây phải dối mặt.

Đất được coi là 1 trong các tài nguyên quý giá của Trái Đất. Do tạo hoá tạo ra và chúng cũng góp phần duy trì các hoạt động sống của con người. Tuy vậy, hiện nay nguồn tài nguyên ấy lại bị ô nhiễm nặng nề, mà người huỷ hoại nó lại chính là con người. Là do các hoạt động sống của con người đã làm cho môi trường đất của chúng ta dần tệ theo thời gian. Vậy môi trường đất có tầm quan trọng và ô nhiễm ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Đất chính là lớp ngoài cùng của thạch quyển. Lớp này đã bị biến đổi tự nhiên bởi các tác động khác như nước, không khí, và sinh vật rồi dần tạo ra một lớp đất.

Đất được gọi là một tài nguyên của Trái Đất vì chúng có khả năng duy trì. Đất cung cấp sự sinh trưởng của thực vật và là môi trường sinh sống của các vi sinh vật và các loài động vật nhỏ.

Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng đất bị các tác động bên ngoài làm nhiễm bẩn. Cụ thể hơn chính là các thành phần trong đất bị biến đổi tính chất theo chiều hướng xấu. Theo nghiên cứu thì hầu hết ô nhiễm môi trường Đất là do tác động của con người gây ra. Làm biến đổi các yếu tố sinh thái vốn có của đất vượt ra ngoài phạm vi chống chịu của sinh vật.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt

Chất thải và nước thải là sản phẩm của các hoạt động sống của con người. Chất thải do sinh hoạt của con người bao gồm chất thải vô cơ và hữu cơ. Lượng rác thải này hầu hết được xử lí bằng cách chôn lấp dưới đất. Tuy nhiên dần rác được thải ra với số lượng lớn và các loại rác thải dần trở nên khó phân hủy hơn. Tiêu biểu là các loại túi nilon, polime… khiến diện tích đất của Trái Đất dần bị hạn hẹp đi.

Ô nhiễm môi trường đất do con người

Ô nhiễm môi trường đất do con người

Ô nhiễm đất do các hoạt động sản xuất của con người

Trong quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp không khỏi thoát khỏi việc có các chất thải được thải ra. Và điều đó cũng gây các vấn đề liên quan đến môi trường đất bị ô nhiễm

Với các chất thải là nước thải có chứa các thành phần gây độc, gây nguy hiểm. Khi được thải ra ngoài môi trường không qua xử lí kĩ càng, đúng tiêu chuẩn sẽ bị thấm vào đất. Làm đất bị nhiễm bẩn, ô nhiễm môi trường đất và khiến đất trở nên độc hại, làm đất mất khả năng sử dụng.

Với các chất thải là chất rắn như các đồ kim loại thì có khả năng xử lí được những cần rất nhiều thời gian để giải quyết.

Ô nhiễm môi trường đất do hoạt động sản xuất

Ngoài ra, việc đất bị nhiễm các hóa chất độc hại, những hóa chất này sẽ ngấm xuống đất và đến mạch nước ngầm. Điều đó cũng gây liên lụy đến môi trường nước khiến nước cũng bị nhiễm bẩn theo. Đặc biệt trong nông nghiệp có sử dụng hàng loạt các hóa chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…

Hiện nay, có nhiều công ty, doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân mà không màng đến hậu quả của mọi người sau này. Họ không chịu cải tiến hay lắp đặt các hệ thống xử lí chất thải nên họ tiếp tục lờ đi và thải chất thải ra bên ngoài.

Ô nhiễm đất do tự nhiên

Đây chỉ là một trong các lí do rất nhỏ trong việc môi trường đất bị ô nhiễm. Hầu hết khi thiên nhiên có những hiện tượng làm ô nhiễm môi trường đất. Chúng sẽ có khả năng điều hòa lại cho cân bằng. Một số khu vực đất bị nhiễm phèn mặn do các thiên tai của tự nhiên như thủy triều, bão lũ, núi lửa, tuyết tan… Các khu vực đất bị nhiễm phèn, mặn do trủy triều và khô hạn.

Ngoài ra còn có hiện tượng khi nước mặn từ biển xâm nhập vào vùng nước ngập. Sự xâm nhập này đã vô tình làm thay đổi độ mặn, độ phèn trong đất đột ngột. Gây bất lợi cho cây, động vật, con người sống tại khu vực này.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm mạch nước ngầm

Khi các hóa chất và chất thải do con người thải ra bị ngấm vào đất và xuống mạch nước ngầm. Từ đó nguồn nước này bị ô nhiễm và dọc theo đường chạy ra biển. Gây hại cho con người và sinh vật sống tại sử dụng nguồn nước khu vực này.

Đất đai bị mất khả năng sử dụng

Khi đất bị biến đổi tính chất theo chiều hướng xấu, chúng sẽ gây hại đến mọi sinh vật sống nơi đây. Lượng thành phần hóa chất trong đất đã vượt quá tiêu chuẩn. Nếu như thực vật được trồng ở đây hay các động vật sống gần đây sẽ bị ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nó. Khi mà đất mất khả năng canh tác, khả năng sử dụng thì gần như sẽ bị bỏ đi. Không thể sử dụng được nữa.

Mất môi trường sống

Đất là nơi giúp ta duy trì, cung cấp các hoạt động sống của con người. Là nơi giúp chúng ta có thể ở và là môi trường sống của nhiều sinh vật. Khi mà đất bị nhiễm bẩn, toàn thành phần hại thì đất sẽ bị mất khả năng sử dụng, mất môi trường sống cho hàng loạt sinh vật. Làm hệ sinh thái nơi đây không còn được phong phú đa dạng. Một số loài động vật có khả năng chết đi khi chúng bị mất nơi ở.

Gây hại đến kinh tế

Các ngành chăn nuôi trồng trọt chính là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Bạn sẽ không thể nuôi các động thực vật ở những khu vực như này vì chúng có thể chết rất sớm khi bạn chưa kịp thu hoạch. Làm mất sinh kế của nhiều nông dân

Gây hại đến sức khỏe con người

Đất bị nhiễm bẩn có khả năng gây bệnh về hô hấp, da, dị tật khi con người sử dụng. Khi tiếp xúc một thời gian dài, đặc biệt là làm các chứng chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Hiện nay diện tích đất trên thế giới đang bị hạn hẹp dần. Khu vực đất còn khả năng sử dụng được không còn nhiều nên chúng ta cần phải bảo vệ nó trước khi quá muộn. Một số việc làm có thể giúp được việc này như:

  • Giảm lượng chất thải ra hàng ngày
  • Tái chế, sử dụng lại những vật liệu có thể dùng được. Vừa tạo ra những món đồ mới từ các đồ cũ mà không cần xả lượng chất thải nữa
  • Cần phân loại rác thải không chỉ ở các bãi tập kết mà còn ở những nơi sinh sống của người dân. Biết cách xử lí rác hợp lí, khoa học, đúng quy định sẽ khiến cho việc bảo vệ môi trường đất tốt hơn
  • Nên có phương pháp xử lí, giải quyết tình trạng đất bị ô nhiễm

Đặc biệt hơn:

  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Tuyên truyền và phát động các phong trào bảo vệ đất nói riêng và môi trường nói chung. Như các phong trào dọn vệ sinh khu vực sống…
  • Lắp đặt các hệ thống xử lí chất thải ở các cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp,…
  • Cần có những biện pháp xử lí nghiêm minh các hành vi xả rác bừa bãi, đổ trộm chất thải không qua xử lí.
  • Tích cực trồng cây gây rừng, cải tạo cây xanh không những giúp không khí trong lành, bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi và mất chất dinh dưỡng.
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hạn chế dùng các loại hóa chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học
Trồng cây gây rừng - một biện pháp phòng chống ô nhiễm đất
Trồng cây gây rừng – một biện pháp phòng chống ô nhiễm đất

Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn lượng thông tin cần thiết đối với các vấn đề bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng chính là trách nhiệm của mọi người.  Không phải của riêng ai.

nguồn: vesinhnhanh24h.com