Cấu Tạo, Phân Loại Của Các Loại Bể Lắng Trong Hê Thống Xử Lý Nước

Bể lắng là một trong những công trình xử lý nước thải. Với nguyên lý hoạt động theo trọng lực để lắng các hạt có khối lượng lớn xuống dưới đáy trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thực tế, bể lắng thường được xây dựng hình chữ nhật hay hình tròn.

Bể lắng
Bể lắng là công trình xử lý nước Thải phổ biến nhất

Yêu cầu cơ bản của quá trình lắng

Yêu cầu cơ bản của  là phải đáp ứng chiều dài phải gấp đôi chiều rộng đối với bể chữ nhật.

Đảm bảo hiệu suất cơ bản  phải đạt 60% trở lên;

Do hiệu quả lắng cao,  kết cấu đơn giản nên bể lắng được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Đặc biệt là các nhà máy có công suất lớn hơn 20.000 m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, có nhược điểm là diện tích xây dựng lớn, do đó có thể khó khăn đối với các hệ thống có diện tích xây dựng nhỏ.

Tác dụng của bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải

Bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải có tác dụng giữ lại các tạp chất lắng lơ lửng, không lơ lửng cũng như các tạp chất nổi trong nước. Hiệu suất của quá trình lắng phụ thuộc rất nhiều vào; lưu lượng của nước, thời gian lắng, mật độ, khối lượng các chất rắn; nhiệt độ, kích thước bể

Loại Mô tả quá trình Ứng dụng
Lắng từng hạt riêng rẻ Hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp thường xảy ra quá trình nầy. Khi đó các hạt được lắng xuống riêng lẻ, không xảy ra phản ứng đáng kể nào đối với các hạt với nhau. Nhằm loại bỏ đá, cát trong nước thải
Tạo bông cặn Các hạt lien kết lại với nhau nhằm tạo thành bông cặn. Với mục dích tăng trọng lượng để thúc đẩy tốc độ lắng Giảm tổng lượng chất rắn trong nước thải chưa xử lý hoặc nước thải sau quá trình xử lý sinh học
Lắng tập thể Lực tương tác giữa các hạt đủ lớn để ngăn cản các hạt bên cạnh. Mặt phân cách giữa chất lỏng và chất rắn xuất hiện ở phía trên khối lắng Quá trình nầy thường xảy ra tại  bể lắng thứ cấp đặt sau bể lắng sinh học
Lắng nén Điều kiện xảy ra là hàm lượng chất các hạt đủ để tạo nên một cấu trúc nào đó. Khi đó các hạt này phải được đưa liên tục vào cấu trúc đó Quá trình nầy xảy các bể thứ cấp và trong các thiết bị cô đặc bùn

Hướng dẫn tính toán bể lắng trong xử lý nước thải

Những số liệu ban đầu cần thiết để tính toán quá trình lắng

  • Lưu lượng nước thải và hàm lượng cặn của nước thải C1
  • Hàm lượng cặn cho phép của nước thải sau khi lắng C2, C2được xác định căn cứ vào điều kiện vệ sinh và tính chất công trình trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải
  • Điều kiện về chế độ lắng của hạt, Uo
  • Hệ số kết tụ n;
Có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Với cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao.

Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu Đà Nẵng – Thi công nhanh sau 15 phút, giá 300k

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắn

  • Quá trình keo tụ các hạt rắn;
  • Vận tốc dòng chảy trong bể lắng;
  • Lưu lượng nước thải;
  • Nhiệt độ của nước thải;
  • Kích thước bể lắng;
  • Thời gian lắng;
  • Khối lượng riêng và tải lượng tính theo tổng lượng chất rắn lơ lửng
  • Tải lượng thủy lực;

Phân loại bể lắng trong thực tế như thế nào?

Theo công dụng.

  • Bể lắng đợt 1: đặt trước công trình sinh học
  • Bể lắng đợt 2: đặt sau công trình sinh học

Theo chế độ làm việc:

  • Bể lắng gián đoạn:  Quá trình lắng được thực hiện theo mẻ.  Trong một thời gian nhất định, nước đã lắng được tháo ra ngoài sau đó cho lượng nước thải mới vào;
  • Bể lắng hoạt động liên tục: Quá trình lắng được thực hiện liên tục. Nước thải đầu vào và ra được đưa vào liên tục.

Theo chế độ dòng chảy

  • Bể lắng ngang: nước thải chảy theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể. Và cặn được lắng và tách khỏi dòng.
  • Bể lắng đứng: nước thải chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng.
  • Bể lắng radian: nước chảy từ trung tâm ra thành bể (bể ly tâm) và theo hướng ngược lại (bể hướng tâm)

Một số bể lắng được sử dụng trong thực tế

Bể lắng ngang

Cấu tạo

  • Bể lắng ngang được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Có hình chữ nhật với tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài không nhỏ hơn ¼ . Và chiều sâu đến 4m.
  • Cấu tạo gồm: mương dẫn nước vào, mương phân phối, tấm nữa chìm nữa nổi, máng thu nước, máng thu và xả chất nổi, mương dẫn nước ra.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bể lắng ngang
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bể lắng ngang

Nguyên tắc hoạt động

Nước thải theo máng phân phối ngang vào bể. Chảy qua đập tràn thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể. Tiếp theo nước thải sẽ chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bể.

Sau khi qua vùng lắng.  Nước thải sẽ qua máng thu nước và qua công trình tiếp theo.

Khi đó Các hạt cặn lắng mất trọng lực. Và sẽ được thu gom lại ở hố thu cặn. Sau đó được xả ra ngoài theo ống xả cặn.

Các cặn nổi được giữ lại nhờ máng thu chất nổi.

Một số lưu ý khi sử dụng bể lắng ngang

Nhằm phân phối đều nước trên toàn bộ chiều rông của bể lắng thì phía trước bể sẽ đặt một tấm chắn. Với khoảng cách cách thành cửa tối đa 1m và không nông hơn 0,2m

Để thu gom cặn được thuận lợi thì đáy bể được thiết kế với độ dốc 0,01. Độ đốc hố thu gom cặn phải lớn hơn 45o.

Để đạt được hiệu quả lắng cao thì vận tốc lắng không lớn hơn 0,01 m/s. Thời gian lưu nước yêu cầu từ 1 – 3h

Lượng tách cặn ra khỏi bể lắng phụ thuộc vào:

  • Nồng độ cặn ban đầu của nước thải
  • Các đặc tính của cặn như: hình dạng, kích thước hạt, trọng lượng riêng, tốc độ rơi…
  • Thời gian nước lưu trong bể

Bể lắng đứng

Cấu tạo

  • Bể lắng đứng được xây dựng với mặt bằng là hình tròn hoặc hình vuông. Với đáy dạng nón hay chóp cụt
  • Yêu cầu đường kính không vượt quá 3 lần chiều sâu công tác.
  • Cấu tạo bao gồm máng nước dẫn, ống trung tâm, máng thu nước, máng tháo nước, ống xả cặn và ống xả cặn nổi
Cấu tạo Nguyên lý hoạt động bể lắng đứng
Cấu tạo Nguyên lý hoạt động bể lắng đứng

Nguyên tắc hoạt động

  • Nước thải được dẫn vào ống trung tâm.
  • Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải va vào thành bể và chuyển động đi lên.
  • Khi đó các hạt cặn rơi xuống đáy bể vào hố thu cặn.
  • Nước sau khi lắng tràn qua máng thu đặt xung quanh thành theo ống dẫn qua công trình tiếp theo.

Hiệu quả quá trình lắng phụ thuộc vào:

  • Tính chất cặn
  • Diện tích bề mặt
  • Chiều cao lắng
  • Thời gian nước lưu

Bể lắng radian (bể ly tâm)

Cấu tạo

Bể ly tâm có mặt bằng hình tròn. Có đường kính từ 16-40m. Với chiều cao làm việc bằng 1/6 -1/10 đường kính bể

Bao gồm: ống dẫn nước vào bể, ống dẫn nước bùn, giàn quay, ống tháo nước và ống tháo cặn nổi.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động bể lắng ly tâm

Nguyên lý hoạt động

  • Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể . Sau đó nước sau lắng được thu vào máng tập trung và dẫn ra ngoài.
  • Cặn được lắng xuống đáy . Và được tập trung lại để đưa ra ngoài nhờ hệ thống gạt cặn quay tròn.

Tóm lại

Tùy vào yêu cầu quá trình lắng cũng như hiệu quả quá trình lắng mà chọn bể phù hợp cho hệ thống xử lý. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu về thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, tư vấn môi trường, Trong bài viết trên sẽ có rất nhiều thiếu sót, các bạn hãy nhiệt tình góp ý để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn.

Nguồn Sưu Tầm / https://vesinhnhanh24h.com/